Danh sách các loại hoa phong lan đẹp và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay

Ngày nay, thú chơi hoa phong lan đã được được phổ biến rất nhiều. Tuy nhiên, để hiểu cặn kẽ về các loại hoa phong lan đẹp và phổ biến nhất tại Việt Nam thì không phải phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nhất về loài hoa quý tộc này.

Phong lan được chia làm 2 loại loại chính là đơn thân và đa thân

1. Phong lan đơn thân

Lan đơn thân là những loài Lan sống bám trên thân cây hay vách đá, thân phát triển vươn dài theo một trục. Hầu hết đây là những loài Lan có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao trung bình dễ trồng và dễ ra hoa. Theo hình thái của cây và yêu cầu về nuôi trồng có thể chia nhóm Lan này thành 2 dạng.

a)  Có thân vươn dài và rễ khí:

Thân Lan vươn dài, cây lớn. Rễ lớn mọc ra từ nhiều điểm dọc theo thân. Rễ cây có thể bám vào các vật cứng ở gần hay buông dài trong không khí. Cách trồng những loài Lan này thường là buộc vào gỗ treo lên hay buộc thân cây trong sân vườn. Cũng có thể trồng chậu nhưng chậu chỉ có ý nghĩa làm giá đỡ cho cây. còn rễ cần được tự do phát triển. Đây là nhóm Lan rừng dễ trồng nhất, gồm một số chi Lan đáng chú ý.

  •       Chi Giáng hương (Aerides)

Chi Giáng hương ở Việt Nam có 8 loài ( các loại Lan của chi này là: Quế lan hương, Đai châu, Tam bảo sắc, cáo…)  là những loài Phong lan đơn thân được ưa chuộng bởi có hoa chùm dài, màu sắc tươi và hương thơm. Do có kích thước lớn, các loài Giáng hương thường dùng dc trang trí sân vườn, nơi có không gian rộng

Các loài Giáng hương có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao có ánh sáng trực tiếp. Mùa hè cần tưới nhiều nước nhưng tránh để đọng nước ở rễ. Mùa đông giữ ẩm vừa phải. Bón phân hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Trồng chủ yếu là cho bám gỗ hay thân cây để bộ rễ phát triển tự do, hạn chế chuyển chậu, thay gỗ vì làm tổn thương nhiều đến rễ.

Chi Giáng hương được dùng phổ biến để lai với các chi lan van đa, lan nhện, phượng vĩ.

Các loại hoa phong lan phổ biến dòng giáng hương
  •     Chi lan Van đa (Vanda)

Chi Van đa ờ Việt Nam có 7 loài đã được ghi nhận. Van đa được ưa chuộng bởi hoa lớn, màu đậm, bén và có hương thơm. Kích thước cây tương đỏi lớn, thân dài, thích hợp cho trang trí ngoại thất.

Là những loài xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình nên hầu hết các loài lan Van đa đều dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Các loài Van đa rừng được nuôi trồng ớ Việt Nam là những loài có lá dẹt, cần tránh nắng trực tiếp nhưng ưa sáng hơn chi Giáng hương. Mùa hè cây cần nhiểu nước nhưng tránh đọng nước trên rễ. Mùa đồng giữ ám vừa phải và đê cây chỗ sáng cho ra hoa. Van đa ưa bón phân, có thể bón hàng tuần vào mùa sinh trưởng bằng phân cân bằng N:P:K (20: 20 : 20). Đế thúc hoa, có thể bón phân giàu lân (6:30:30). Mùa lạnh nên hạn chế bón, mỗi tháng bón 1 lần là đủ. Rễ Van đa phát triến mạnh và nhiều thì cây mới ra hoa tốt. Có thể trồng cây vào chậu treo không có chất trồng. Van đa là chi Lan hay dùng để lai với các chi lan Hoàng yến, Nhện, Phượng vĩ, Giáng hương hay Hồ điệp. Nhiều loài lan Van đa có hoa đẹp, phổ biến trên thị trường không phải là lan Van đa rừng..

Hình ảnh hoa lan Vanda
  •     Chi Phượng vĩ (Renanthera)

Chi lan Phượng vĩ ở Việt Nam có 5 loài, là các loài phonể lan đơn thân có thân vươn dài, lá ngắn, dày, xếp thưa trên thân- Hoa chùm lớn, màu đò và vàng, rực rỡ.

Các loài Phượng vĩ xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình, hầu hết là các loài dẻ trổng và ra hoa tại Hà Nội. Cây trồng trong chậu treo hay bám gỗ cho rẻ phát triển. Các loài Phượng vĩ rất ưa sáng, có thể trồng không cần che nắng ở những chỗ không quá nắng. Do trồng chỏ sáng nên cây cần tưới nước nhiểu vào mùa hè. Mùa đông giữ ẩm vừa phải. Bón phân cho cây hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Đầu mùa tháng 6-8 bón các loại phân giàu đạm (30:10:10), bón phân cân bằng vào tháng 9-11. Trong mùa lạnh không nên bón phân hoặc bón các loại phân giàu lân và kali (6:30:30). Hạn chế chuyển chậu hay chỗ trồng vì rễ cây bám vào chất trồng tương tự như rễ Ngọc điểm. Những cây Lan sau khi chuyển chậu rất lâu ra rễ và hồi phục.

Chi Phương vĩ dễ dàng lai với các chi Lan khác như Van đa, Giáng hương

  •      Chi Hòang yến (Ascocentrum)

Chi lan Hoàng yến ở Việt Nam có 3 loài, có thân ngắn, lá dày. Hoa chùm đứng, nhiểu hoa xếp sát, nổi bật vơi màu sắc rất tươi tắn. Có xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình nôn hầu hết các loài Hoàng yến đẻ trớng và ra hoa tại Hà Nội. Cây có kích thước nhỏ. chủ yếu thích hợp cho trang trí bên cửa sổ, ban công.

b/  Lan có thân ngắn, rễ chùm:

Đây là những loài Lan đơn thân nhưng thân rất ngắn, rễ mọc thành chùm ở gốc cây. Do vậy những loài Lan này cần trồng trong chậu để giá thể che kín rễ hoặc nếu khi trồng bám gỗ cần chú ý giữ ẩm cho rễ bằng cách buộc thêm xơ dừa, rêu quanh rễ. Hầu hết các loài Lan này đều ưa bóng râm, ẩm, mát, đòi hỏi chăm sóc nhiều khi trồng. Tuy nhiên, do cây nhỏ, gọn, hoa đẹp, chịu bóng nên đây là những loài Lan đáng chú ý, thích hợp cho môi trường nội thất hay không gian hẹp.

  •      Tóc tiên Bắc (Hoỉcoglossum lingulatum)

Cây có thân ngắn, lá dạng hình trụ nhọn. Cụm hoa đứng. Hoa lớn, màu trắng, cánh môi cố thuỳ giữa màu đó tím, có vạch đậm. Hoa thơm. Loài Tóc tiên đặc hữu gặp trên núi đất vùng cao ở Sơn La, Lai Châu.

Tóc tiên Bắc phản ứng tốt trong nuôi trồng tại Hà Nội. Rễ Tóc tiên Bắc mập, dày, bám dọc theo chất trồng. Do vậy thường cho cây bám gỗ nhưng cần thiết lót thêm xơ dừa hay rêu để giữ ẩm cho rễ. Để cây ở chỗ râm, mát, tưới nước nhiều quanh năm. Hoa nở thường vào dịp năm mới, kéo dài trong 2 tuần. Loài này là loài Lan đẹp và quý nhất trong chi Tóc tiên, có tiềm năng làm cảnh cao tại Hà Nội.

  •      Chi Hồ điệp (Phalaenopsis)

Các loài lan Hồ điệp rừng khác với các giông Lan lai là thân thường nhỏ, hoa nhỏ, cụm hoa ngắn. Lá Hồ điệp dày, hình bầu dục. Hồ điệp được ưa chuộng bởi thân gọn gàng, hoa bền và tinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các giống Hồ điệp không có hương thơm.

Các loài Hồ điệp rừng có xuất xứ từ vùng thấp hay cao trung bình, hầu hết là các loài dễ trổng và ra hoa tại Hà Nội. Tương tự như Hồ điệp lai cây được trồng trong chậu với thân và xơ dừa hay rêu. Sau vài năm trồng, khi cây lớn cần thay chậu lớn hơn.

Hồ điệp là những loài Lan ưa bóng râm, khoảng 30- 40% ánh sáng trực tiếp. Tưới nước nhiều vào mùa hè nhưng tránh nước đọng ở rễ và đặc biệt là lá vì lá dày mềm dễ thối và tổn thương. Nên tưới vào buổi sáng để tránh đọng nước vào buổi tối, dễ thối lá. Mùa đông tưới vừa phải, không đê cây khồ. Hồ điệp rừng không cần bón nhiều phân như Hổ điệp lai. Bón phân nhiều đạm (30:10:10) hàng tháng trong mùa sinh trưởng là đủ. Muốn thúc hoa, bón phân nhiều lân (10:30:10) nhưng không nên quá lạm dụng vì hoa chỉ ra có mùa, khác với Hồ điệp lai.

2. Phong lan đa thân

Các loài Lan đa thân có trục phát triển theo chiều ngang,trên đó nảy các chồi tao thành nhiều thân goi là giả hành hay củ giả. Để làm cảnh, nên chọn các loài của chi Hoàng thảo có các giả hành mọc tập trung, gọn, hoa lớn và nhiều màu sắc. Những chi Lan khác ít khi được nuôi trồng ở Hà Nội do hoa có thể đẹp nhưng thân lòng thòng, lá mềm xấu, không đẹp.

  • Chi Hoàng thảo (Dendrobium)

Hoàng thảo là một chi Lan lớn nhất trong họ Lan. Số lượng các loài Hoàng thảo ở Việt Nam được ghi nhận là 107 loài. Gần đây, nhiều loài Hoàng thảo mới được phát hiện và mô tả. Các loài Hoàng thảo có mặt ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Những loài Hoàng thảo dễ trồng chủ yếu là từ các vùng núi Ihấp hay cao trung bình.

Hoàng thảo là những loài Lan sống bám trên cây hay đá, mọc thành bụi nhiều giả hành. Các giả hành có thể phân thành các đốt như cây tre. Nhiều loài có rãnh dọc theo giả hành.

Rễ Hoàng thảo nhỏ, tập trung ở gốc do đó cần giữ ẩm cho rễ. Phần lớn Hoàng thảo được treo trong chậu treo, dùng than lót đáy chậu và buộc giữ gốc cây, dùng xơ dừa hay lêu phủ rể. Nếu buộc lên gỗ hay lên thân cây thì cần dùng chất trồng giữ ẩm tốt bó quanh rễ và tưới nước nhiẽu hơn. Các loài Hoàng thảo không ưa tách bụi, chuyển chậu. Tuy nhiên sau khi trồng 2 – 3 năm cây ra nhiều giả hành, rễ phát triển chật chậu, cần tách hụi hay đánh chuyển sang chậu lớn hơn. Thời gian tách bụi tốt nhất là vào đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra rễ mới. Cũng có thể tách vào mùa thu trước khi cây bước vào thời kỳ nghi. Chú ý không cắt bỏ những giả hành cũ, đã rụng lá vì nhiều loài Hoàng thảo có khả nâng ra hoa trong nhiều năm trên một giả hành đã rụng lá. Nhiều loài Hoàng thảo cần có thời kỳ nghỉ khô và lạnh mới ra hoa. Đặc biệt là các loài rụng lá theo mùa, ra hoa trên thân già rụng lá của năm trước. Trong thời kỳ nghỉ, cầư tưới nước rất hạn chế, chỉ đủ để cây không bị khô. Không bón phân trong mùa này. Tưới nước trở lại khi thấy xuất hiện nụ hoa. Loài không rụng lá không có mùa nghỉ rõ rệt, cần giữ ẩm hơn vào mùa đồng.

Các loài Hoàng thảo thường ưa sáng, khoảng 50 – 70% ánh sáng trực tiếp là thích hợp. Nơi trồng thông thoáng không khí giúp cây phát triển tốt vào mùa sinh trưởng.Do có kích thước vừa phải, hoa đẹp nên Hoàng thảo là loài Lan có giá trị trang trí cao, thường thích hợp cho không gian tương đối hẹp. Một sô loài Hoàng thảo lớn có thể dùng cho trang trí sân vườn. Chi lan Hoàng thảo được dùng phổ biến để lai tạo làm cây cảnh hay cắt hoa cắt cành.Để thuận lợi cho việc nhận biết và nuôi trồng, có thể chia chi lan Hoàng thảo thành các tông (nhóm).

  •     Tông Hoàng thảo (Dendrobium)

Đặc điểm của các loài thuộc tông này là cây có giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành. Hoa lớn, cánh môi phảng* Cụm hoa ít hoa, phái trên toàn bộ chiêu dài giả hành, cuống cụffl hoa vuông góc với trục giả hành. Đây là những loài có xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung binh nên tương đối dễ trồng. Cần chú ý che bót nắng vào mùa hè, để sáng vào mùa đỏng. Mùa hè tưới nhiều nước. Hầu như khồng bón tưới vào mùa đông, nhất là với các loài rụng lá.

  •     Hoàng thảo dẹt (Dendrobium tiobile)

Hoàng thảo dẹt còn gọi là cẳng gà hay Thạch hộc; Cây có giả hành dẹt, lớn dần ở đỉnh màu vàng óng. Lá thuôn hình dải. Cụm hoa ngắn 1 -3 hoa lớn phát triển trên các thân rụng lá. Hoa màu tím hay pha hồng. Cánh môi họng có đốm lớn màu đỏ đậm, hoa thơm. Loài này găp nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam ở độ cao thấp tới trung bình. Cây có hoa lớn, đẹp, tương đối bển, kéo dài trong 3-4 tuần. Hoa nở vào đầu xuân tháng 3-4. Kích thước cây vừa phải, thích hợp cho trang trí ban công, cửa sổ, sân vườn nhỏ. Loài này được dùng phổ biến để lai làm cây cảnh. Loài dễ trồng, ưa sáng khoảng 50 – 70%. Tưới nhiều vào mùa hè. Bón phân hàng tháng. Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng thì giảm dần tưới nước tới ngừng hẳn vào mùa đông. Để cây nghỉ đông ở chỗ sáng. Tưới lại khi rễ mới và nụ hoa bắt đầu xuất hiện. Chủng hoa trắng (D. nobile var alboliiteum) có hoa màu trắng tinh, có đốm vàng ở giữa. Loài được tìm thấy ở Gia Lai và có thể gặp rải rác ở những vùng khác.

  •     Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium fimbriatum)

Cây mọc thành bụi với giả hành cao đến 2 m. Lá hình giáo. Cụm hoa trên thân có lá, tương đối dài và nhiều hoa. Hoa lớn 8 – 15 chiếc màu vàng nghệ. Cánh môi có đốm lớn màu đỏ đậm ở mép có lỏng chia nhánh. Hoa thơm. Loài gặp phổ biến ờ nhiéu nơi cà phía Bác và phía Nam ở các độ cao khác nhau. Cây có hoa đẹp nở rộ vào tháng 5, bén 3-4 tuần. Kích thước cày tương đòi lớn ncn dùng cho không gian rộng ngoài sân vườn. Loài dẻ trổng, ưa sáng 50-70%. Chăm sóc cây tương tự như Hoàng thảo dẹt. Loài Hoàng thào vàng cam hay Kim thoa (D.chryseum) cũng hay gập và rát gióng loài trên, nhiều khi gọi cùng tên. Phân biệt là thân ngân hơn, lông cánh môi không phân nhánh như loài Hoàn« thào long nhãn, ít thơm hơn.

  •      Hoàng thảo giả hạc (Dendrobium anosmum =D.superbum)

Hoàng thào giả hạc còn gọi là Phi điệp. Cây có giả hành hình trụ. buông dài đến 1- 2 m. Hoa đơn độc trên các đốt già rụng lá, lớn. Cánh hoa màu hồng tím. Cánh môi có đốm lớn màu tím đậm. Cây gập phổ biến nhiều nơi ở cả miền Bắc và Tây Nguyên trên núi đất ở các độ cao thấp hay cao trung bình. Cây cho hoa lớn, màu đẹp, thích hợp trồng ở các chậu treo lớn. Hoa nở tháng 4-5, kéo dài trong 1 tuần. Loài tương đối dễ trông, ưa sáng 40 – 60%. Tưới nước và bón phân như các loài lan Hoàng thào rụng lá khác. Loài Hoàng thảo tím hồng (D.parislìii) có hoa màu sắc tương tự. phân biệt là thán mọc thẳng hơn, hoa đậm màu hơn. cánh hoa tron2 có răn2 cưa nhỏ, hoa rất thơm. Loài này gặp rải rác từ Bắc vào Nam.

  •      Hoàng tháo tua (Dendrobium harveyanum)

Câv có thân hành ngắn, mập, thuôn nhỏ dần ở gốc. Cụm hoa tương đối dài và nhiéu hoa. Hoa lớn. màu vàng tươi. Cánh môi xoè rộng màu vàng cam, mép có tua nhỏ đều. Mép cánh tràng có tua lỏng dài. Loài này gặp ớ Tây Nguyên trên núi đất ở độ cao trung bình. Cây có hoa chùm đẹp, nở rộ vào tháng 2-3, kéo dài 5-10 ngày. Rất thích hợp trồng trong các chậu treo nhỏ. Loài tương đối dễ trồng, ưa sáng 50-70%. Cây rụng lá, mua nghỉ và chăm sóc như những loài lan Hoàng thảo khác cùng nhóm

Loài đáng chú ý khác:

–     Hoàng thảo đơn cam (D. unicum) có hoa lớn trên thân ngắn màu cam đậm, gặp ở Tây Nguyên. Hoa rất đẹp nhưng ít thấy ở Hà Nội và tương đối khó trồng.

–     Hoàng thảo hoa vàng hay Phi điệp vàng (D.chrysanthum) có hoa vàng chấm nâu trên thân có lá. Cây có mùi thơm cơm nếp. Hoa nở màu thu, thường đúng dịp 2/9. Cây thường gặp ở miền Bắc vào mùa hoa.

–     Hoàng thảo tam bảo sắc (D.devoniamim) có hoa nở đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có đỉnh hồng, cánh môi có họng vàng cam. Loài gặp rải rác ở Tây Bắc và Tây Nguyên.

Hoàng thảo u lồi (D.Pendulum) có các đốt thân phình lên ở đỉnh, hoa nở đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có đỉnh hồng, cánh môi có đốm màu vàng. Loài gặp ở miền Bắc nhưng tương đối khó trồng và không đẹp khi không có hoa

  •    Tông Kiều (Chrysotoxae)

Các loài thuộc tông này đặc trưng bởi các giả hành ngắn. Lá tập trung ở ngọn, bẹ lá rất ngắn, không rụng lá vào mùa đông. Hoa ở gần đỉnh, chùm dài, nhiều hoa lớn. Các loài Kiều Hoàng thảo có xuất xứ từ vùng thấp hay cao trung bình, tương đối dễ trồng. Đây là những loài ưa sáng trung bình, cán tưới nước vừa phải vào mùa hè. Mùa đông tưới đủ giữ ẩm và đế cho chất trồng có thời gian khồ giữa các đợt tưới. Bón phân vào mùa cây bắt đầu nhú nụ tới đầu mùa lạnh.

  •      Hoàng thảo vẩy rồng {Dendrobium lindleyi)

Cây có giá hành rất ngắn 3-10 cm, củ giả áp sát vào giá thể. Trên đỉnh là hành chỉ mang  lá. Cụm hoa tương đối dài và nhiều hoa. Hoa lớn, màu vàng tươi. Cánh môi màu Vàng có đốm vàng đậm, mép nhãn nheo, phân bố rộng từ Bắc vào Nam ở các độ cao thấp và trung bình. Cây có hoa chùm đẹp, nở rộ trong thời gian ngắn vào tháng 5. Do đặc điểm giả hành mọc sát chất trồng nên thường lan Vảy rồng được gán vào các khúc dớn hay gỗ có diện tích rộng và giữ ẩm tốt. Loài dễ trồng, ưa sáng 40 – 70%. Tưới nhiều vào mùa hè. Cần có mùa nghi 2-3 tháng lạnh, ít tưới và để chỗ sáng cho ra nhiêu hoa.

  •      Hoàng thảo duvên dáng (Dendrobium amabile)

Hoàng thảo duvên dáng còn gọi là Kiều tím. Giả hành cao với 40 cm, có rãnh dọc, màu nâu đen. Cụm hoa buông xuống, dài 30 cm và nhiéu hoa. Hoa lớn, xếp thưa, màu hồng nhạt. Cánh môi có đốm màu vàng cam, mép có lông. Loài đặc trưng của miền Trung, cũng có thế gặp ở miền Bắc ở độ cao thấp. Đây là loài khá phổ biến và được chơi nhiều trong cả nước. Loài có hoa chùm đẹp, nở rộ tháng 5 – 6, bền 5-10 ngày- Cây thích hợp cho trồng trang trí ngoài sân vườn. Loài dễ trổng  ưa sáng 50 – 70%. Có thê trồng trong chậu có lót thân và phủ

Trên đây chỉ là những loài hoa phong lan phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, để có hiêu sâu hơn các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Vuonlan.net để có được thông tin cụ thể và chính xác hơn