Trồng Lan Cẩm Cù – Sự lựa chọn tuyệt vời cho ban công

1. Lan Cẩm Cù

Tên khoa học:  Lan Cẩm Cù có tên khoa học là Hoya carnosa

Tên khác: Lan Sáp, Lan cầu lông, Lan Câu

Họ thực vật: Apocynaceae

Trồng Lan Cẩm Cù - Sự lựa chọn tuyệt vời cho ban công
Trồng Lan Cẩm Cù – Sự lựa chọn tuyệt vời cho ban công

Xuất xứ: Nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và Úc

2. Đặc điểm hình thái và sinh lý cây

Là dòng thân thảo bò lan mềm dẻo, các đốt có rễ. Hoa mọc thành hình cầu có mùi thơm và mật. Hoa Lan Cẩm Cù có nhiều màu sắc khác nhau (đỏ, trắng, hồng,…). Lá dày có hình bầu dục hoặc hình tim, gân không rõ.

Lan Cẩm Cù thích ánh sáng tán xạ và ưa ẩm. Chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng. Lan Cẩm Cù có thể để trong nhà nhưng trong điều kiện thiếu sáng cây có thể phát triển bình thường nhưng chỉ phát triển lá mà không ra hoa. Nếu để ngoài trời nơi có quá nhiều ánh sáng cây có thể bị vàng lá hoặc phát triển rất chậm.

3. Tác dụng của cây

Cây Lan Cẩm Cù dùng trang trí cảnh quan hoặc có thể để làm thuốc chữa bệnh.

4. Ý nghĩa Lan Cẩm Cù

Lan Cẩm Cù đem lại may mắn cho người sở hữu chúng, là món quà rất thích hợp để bạn tặng những người thương yêu.

5. Một số vị trí để cây thích hợp

Lan Cẩm Cù có thể đặt trong bóng râm trước nhà, cửa sổ, ban công ít nắng.

6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

6.1 Cách trồng

Chuẩn bị:

Như bài viết giới thiệu về Lan Cẩm Cù. Cây không kén giá thể trồng nhưng cũng cần tạo cho chúng 1 môi trường sống với đầy đủ điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển nhanh.

Có 1 vài công thức làm giá thể như sau.

Mụn dừa + trấu hun + phân bò khô + trấu tươi tỷ lệ 1:1:0.5:1

Mụn dừa + than củi (tro bếp) + trấu tươi tỷ lệ 1:05:1

Mụn dừa + trấu tươi tỷ lệ 1:1

Than củi + đất mùn tỷ lệ 1:1

……..

Nước tưới nên sử dụng nước vo gạo hoặc B1 pha loãng tỷ lệ in trên bao bì

>>>>>>>> Xem nhiều hơn về Lan Cẩm Cù tại đây !

6.2 Cách chăm sóc

Tưới nước: Cẩm Cù lá tim là loài thực vật ưa ẩm cao, cây có thể chịu khô rất tốt nhưng cây rất nhạy cảm với việc tưới nước quá nhiều.

Trong điều kiện bình thường, cây trồng trong chậu với lượng chất trồng vừa phải nên tưới mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ tùy mùa. Nếu trồng ngoài trời, không nên tưới nước vào mùa mưa vì có thể làm cho cây úng và chết. Nên tưới nước khi chất trồng vừa khô, có thể tưới cho nước chảy ra ngoài theo lỗ thoát của chậu nhưng đảm bảo nước sẽ không đem theo cả chất trồng ra ngoài. Chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt.

Bón phân: Cẩm Cù lá tim thực sự không cần bón phân nhiều vì nếu chất trồng đủ dinh dưỡng đã đảm bảo cho cây phát triển lâu dài và ổn định. Tốt nhất chỉ nên tưới phân qua lá, khoảng 1-2 lần mỗi tháng.

Nếu các bạn thay chậu, không nên bón phân trong vòng 20 ngày đầu cho tới khi cây ổn định và phát triển bình thường. Nếu dùng phân bón nhiều quá sẽ làm cho cây không trổ hoa.

Trường hợp bạn muốn lấy lá để tạo ra những cây mới từ lá trái tim thì đương nhiên phải tăng cường phân bón. Tốt nhất là bón phân Dinamic dạng hạt kết hợp với phun thuốc kích thích sinh trưởng Chitosan, phân bón lá đầu trâu, sau khoảng 15 đến 20 ngày cây hấp thụ và cho lá lớn hơn, tuy vậy với cách bón phân này bạn sẽ không kích thích được chúng có hoa, mà lá lớn thuận lợi cho việc cắt lá vẽ hình.

>>>>>>>>>>> Nếu bạn yêu thích Địa Lan thì có thể xem tại đây !

7. Sâu bệnh thường gặp

Lan Cẩm Cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.

Lan Cẩm Cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, một số ít nấm có thể nhiễm làm cây bị bệnh, lá thường có đốm đen, nâu, cây chậm phát triển.

Bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất ở Lan Cẩm Cù là bệnh ‘nứt gốc’ dẫn tới chết cây. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh trên Lan Cẩm Cù, do đó phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất. Dùng chất trồng sạch, tạo môi trường vệ sinh, thoáng mát giúp cây trồng không bị nhiễm các loại nấm bệnh.