Giới thiệu một số giống Địa lan rừng điển hình

Trong vô vàn giống lan thì địa lan rừng được nhiều người trồng lan yêu thích. Vậy địa lan rừng có đặc điểm gì, cách trồng ra sao, bao gồm những loài nào?… Hãy cùng tìm câu trả lời qua những chia sẻ trong bài viết này.  

1. Đặc điểm địa lan rừng

Địa lan rừng là loài đa thân, rễ chùm, mọc thành từng bụi, được tìm thấy nhiều ở vùng núi Quảng Ninh và các vùng lân cận. Hoa màu nâu ánh đỏ, mùi thơm đặc biệt; lá dài từ 30 – 90 cm, rộng 2 cm, có gai nhỏ li ti. Mỗi bụi cây có từ 3 – 6 lá, mỗi thân cây có từ 5 – 15 hoa, hoa có 6 cánh, trong đó 1 cánh là môi hoa.

2. Trồng và chăm sóc địa lan rừng

Quan trọng nhất với địa lan rừng là nước. Khi tưới nước cho địa lan rừng, cần lưu ý đến những vấn đề sau:

– Không sử dụng nước mặn để tưới.
– Không tưới lúc nhiệt độ quá cao hay quá thấp, hoặc khi trời đang mưa.
– Chỉ tưới khi cây bị khô và tưới trực tiếp vào rễ. Đồng thời, không để địa lan rừng có dấu hiệu ứ nước.

3. Một số giống địa lan rừng điển hình

Địa lan Hạc đỉnh: Bao gồm địa lan Hạc đỉnh nâu và địa lan Hạc đỉnh vàng. Loại màu nâu thường nở hoa sau Tết, tìm thấy nhiều ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn loại màu vàng nở hoa đúng dịp Tết, màu sắc sặc sỡ, sau 1 – 2 tháng hoa mới tàn nên rất “được lòng” người chơi lan.

Địa lan vàng: Nở hoa vào mùa xuân, hoa màu vàng tượng trưng cho thịnh vượng, giàu sang, phú quý, thời gian nở hoa lâu,… là những ưu điểm giúp địa lan vàng trở thành sự lựa chọn số 1 cho các gia đình mỗi khi Tết đến xuân về.


Địa lan Bầu rượu: Tên gọi này xuất phát từ hình dáng hoa lan y hệt bầu rượu. Không giống các loài địa lan rừng khác, địa lan Bầu rượu có tuổi thọ ngắn, chỉ hơn 1 năm, tuy nhiên, bù lại, sự đa dạng của màu sắc và độc đáo của hình dáng giúp chúng thu hút được người chơi lan.

Với những thông tin về địa lan rừng nói trên, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chọn, trồng và chăm sóc địa lan rừng để mỗi dịp xuân về, ngôi nhà thêm đẹp và ý nghĩa.